0 - 907,320,893 VNĐ        
Tiếng Anh chuẩn... Mỹ
  • Xem toàn bộ hình ảnh

    Tiếng Anh chuẩn... Mỹ

    Tiếng Anh chuẩn... Mỹ
    Đối với nhiều người Mỹ, tiếng Anh trên các kênh thời sự phổ thông như CNN được xem là tiếng Anh chuẩn. Tuy nhiên, rất khó để phân định đúng hay sai.
    Có lẽ hầu hết người Việt Nam đều đồng ý tiếng Việt chuẩn là tiếng "Hà Nội" (có thể một số người có thể không đồng ý lắm). Tiếng Hà Nội không làm rõ được "xờ xung xướng" với "xờ xấu xa", "chờ châu" hay "chờ chó", đánh đồng "du ngủ" với "du ca"... Ồ, có nhiều cái không chuẩn lắm.
    Đặt hàng sản phẩm
    Giá bán : Liên hệ
    Sản phẩm đã được thêm vào vào giỏ hàng
    Tiếng Anh chuẩn... Mỹ

    Tiếng Anh chuẩn... Mỹ

    Tiếng Anh chuẩn... Mỹ
    Thu gọn


    CHI TIẾT SẢN PHẨM

    Tiếng Anh chuẩn... Mỹ

     Đối với nhiều người Mỹ, tiếng Anh trên các kênh thời sự phổ thông như CNN được xem là tiếng Anh chuẩn. Tuy nhiên, rất khó để phân định đúng hay sai. 

    Có lẽ hầu hết người Việt Nam đều đồng ý tiếng Việt chuẩn là tiếng "Hà Nội" (có thể một số người có thể không đồng ý lắm). Tiếng Hà Nội không làm rõ được "xờ xung xướng" với "xờ xấu xa", "chờ châu" hay "chờ chó", đánh đồng "du ngủ" với "du ca"... Ồ, có nhiều cái không chuẩn lắm.

    Tiếng Anh - Mỹ cũng vậy. Có rất nhiều chuẩn, người miền Nam ở California cho rằng người miền Tây nói tiếng Anh buồn cười; người miền Tây thì cho rằng người miền Bắc làm âm /ae/ quá lên, nghe chả ra sao cả. 

    Nếu bạn hỏi một người Mỹ tiếng Anh nào là chuẩn, có thể họ sẽ bỏ qua yếu tố vùng miền và lựa chọn tiếng Anh... CNN. Những gì được nói trên các kênh thời sự phổ thông được coi là chuẩn mực. Các biên tập viên phải luyện nói để không những người Mỹ, mà cả người ở các quốc gia khác đều nghe và hiểu họ nói gì.                                 

    13442313_649896045166066_3538122665582721299_n.jpg

     

    Mặc dù thế, ngay cả tiếng Anh trên bản tin cũng thay đổi theo thời gian. Nếu so sánh cách người Mỹ những năm 1950 và người Mỹ ngày nay nói trên truyền hình, các bạn có thể thấy một sự khác biệt đáng kể. Ngày nay, người ta nói nhanh hơn, và không rõ ràng bằng. Rõ ràng, ngôn ngữ có tính vùng miền và tính thời điểm. 

    Trong một lần nói chuyện với giáo sư Wu dạy ngôn ngữ học của trường đại học GVSU, ông chia sẻ với tôi: "When I went to Ghana, some professor asked me, "How can we learn the standard American pronunciation?" and I answer them: "You should tell me what standard and whose standard".

    Thế đấy, một giáo sư chuyên đào tạo phát âm tiếng Mỹ ở Mỹ đã kể với tôi như vậy. Xem ra hy vọng về một thứ gọi là "chuẩn Mỹ" đã trở nên quá xa vời. Thật ra cũng không hẳn, người Mỹ ngoài một số "âm" khác nhau (giống như người Hà Nội nói Nguyệt, thì người Phú Thọ sẽ nói Nguệt), cách nói của người Mỹ về cơ bản là giống nhau ở mọi miền trên đất nước. Cho nên, học phát âm quan trọng nhất là học cách nói (trọng âm, giai điệu, ngữ điệu) chứ không hẳn là âm. Và tất nhiên, học âm thì cũng quan trọng không kém.

    Cuối cùng, nếu ai đó hỏi bạn nói tiếng Anh chuẩn gì, bạn có thể nói, tôi nói tiếng Anh chuẩn Michigan, thế kỷ 20 nhé. Nghe hơi dài và buồn cười, nhưng có lý.





    BÌNH LUẬN PHẢN HỒI
    SẢN PHẨM KHÁC
  • Crucial moments (Những thời khắc quan trọng)

    – Before New Year’s Eve (n) Tất Niên
    – Lunar / lunisolar calendar (n) Lịch Âm lịch
    – Lunar New Year (n) Tết Nguyên Đán
    – New Year’s Eve (n) Giao Thừa
    – The New Year (n) Tân Niên

    Typical symbols (Các biểu tượng tiêu biểu)
    – Apricot blossom (n) Hoa mai
    – Flowers (n) Các loại hoa/ cây
    – Kumquat tree (n) Cây quất
    – Marigold (n) Cúc vạn thọ
    – Orchid (n) Hoa lan
    – Paperwhite (n) Hoa thủy tiên
    – Peach blossom (n) Hoa đào
    – The New Year tree (n) Cây nêu

    Foods (Các loại thực phẩm)
    – Chung Cake / Square glutinous rice cake (n) Bánh Chưng
    – Coconut (n) Dừa
    – Dried bamboo shoots (n) Măng khô
    – Dried candied fruits (Jam) (n) Mứt. Ví dụ: Ginger jam là Mứt gừng
    – Fatty pork (n) Mỡ lợn
    – Jellied meat (n) Thịt đông
    – Lean pork paste (n) Giò lụa
    – Spring roll (n) Chả giò/Nem cuốn
    – Mung beans (n) Hạt đậu xanh
    – Pickled onion (n) Dưa hành
    – Pickled small leeks (n) Củ kiệu
    – Pig trotters (n) Chân giò
    – Roasted watermelon seeds (n) Hạt dưa
    – Sunflower seeds (m) hạt hướng dương
    – Cashew nuts (n) hạt điều
    – Sticky rice (n) Gạo nếp
    – Spring festival (n) Hội xuân
    – Family reunion (n) Cuộc đoàn tụ gia đình
    – Meat stewed in coconut juice (n) Thịt kho nước dừa, thịt kho tàu
    – Pawpaw (papaya) (n) Đu đủ
    – Mango (n) Xoài
    – Water melon (n) Dưa hấu
    – Five fruit tray (n) Mâm ngũ quả
    – Pomelo, banana, fig, kumquat, pear: bưởi, chuối, sung, quất, lê (5 loại quả trong mâm ngũ quả của người miền Bắc)
    – Pomelo, papaya, persimmon, orange, dragon fruit: bưởi, đu đủ, hồng, cam, thanh long (5 loại quả trong mâm ngũ quả của người miền Trung)
    – Graviola, fig, coconut, papaya, mango: mãng cầu Xiêm, sung, dừa, đu đủ, xoài (5 loại hoa quả trong mâm ngũ quả của người miền Nam)

    Activities (Các hoạt động ngày Tết)
    – Altar (n) Bàn thờ
    – Banquet (n) bữa tiệc/ cỗ (“Tet banquet” – 2 từ này hay đi cùng với nhau nhé)
    – Calligraphy pictures (n) Thư pháp
    – Decorate the house (n) Trang trí nhà cửa
    – Dragon dancers (n) Múa lân
    – Dress up (n) Ăn diện
    – Exchange New year’s wishes (n) Chúc Tết nhau
    – Expel evil (n) xua đuổi tà ma (cái này là công dụng của The New Year Tree)
    – Firecrackers (n) Pháo (pháo truyền thống)
    – Fireworks (n) Pháo hoa
    – First caller (n) Người xông đất
    – Go to flower market (n) Đi chợ hoa
    – Go to pagoda to pray for Health, Happiness, Luck & Prosperity (n) Đi chùa để cầu khỏe mạnh, hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng
    – Lucky money (n) Tiền lì xì
    – Parallel (n) Câu đối
    – Play cards (n) Đánh bài
    – Red envelop (n) Bao lì xì
    – Ritual (n)/(a) Lễ nghi
    – Superstitious (a) mê tín
    – Sweep the floor (v) Quét nhà
    – Taboo (n) điều cấm kỵ
    – The kitchen god (n) Táo quân
    – To first foot (v) Xông đất
    – Visit relatives and friends (v) Thăm bà con bạn bè
    – Worship the ancestors (v) Thờ cúng tổ tiên
    – New year’s Eve (n) đêm giao thừa
    – Father time (n) hiện thân của năm cũ
    – The Baby New Year (n) hiện thân của năm mới
    – Countdown (n)lễ đếm ngược đến giao thừa
    – Merrymaking (n) dịp hội hè
    – Stroke of midnight (n) nửa đêm
    – Toast (n) chén rượu chúc mừng
    – To ring the new year (v) chào mừng năm mới
    HỌC TIẾNG ANH QUA TẾT - KÈM BÀI VĂN MẪU TIẾNG ANH VỀ TẾT
    HỌC TIẾNG ANH QUA TẾT - KÈM BÀI VĂN MẪU TIẾNG ANH VỀ TẾT
    Liên hệ
    458

  • Hãy bắt đầu học tiếng Anh ngay từ sớm

    Năm thứ nhất chính là thời gian lý tưởng nhất của thời sinh viên để học tiếng Anh. Nhưng phần nhiều sinh viên mới vào đại học lại sai lầm khi cho rằng năm thứ nhất chưa cần học tiếng Anh vì còn nhiều môn học khác phải ưu tiên hơn, còn tiếng Anh thì chờ tới khi ra trường mới cần đến. Nhưng đáng tiếc tiếng Anh là một môn học đòi hỏi sự tích lũy trong thời gian dài để các kỹ năng sử dụng tiếng Anh mới trở thuần thục. Năm thứ nhất và năm thứ hai đại học thường là những năm học ít vất vả nhất, và đây chính là lúc bạn có thể dành thời gian để học tiếng Anh một cách dài hơi, từ gốc và học một cách bài bản.

    Đến những năm thứ ba và tư, bạn sẽ bận rộn hơn rất nhiều cho những môn học chuyên ngành. Bạn còn phải dành thời gian cho việc nghiên cứu, thực hành, thực tập, hay tìm kiếm các cơ hội cho tương lai sự nghiệp. Lúc đó, bạn thực sự sẽ gặp rắc rối lớn nếu còn phải vật lộn với tiếng Anh và sẽ là tai họa nếu bạn còn phải mất thời gian để thi lại hay học lại môn tiếng Anh. Hãy nhớ rằng ngay từ năm thứ hai trở đi, tiếng Anh đã phải trở thành một lợi thế đáng tự hào cho bạn, vì những cơ hội giao lưu, nghiên cứu, và cả công việc sẽ xuất hiện bất ngờ. Khi tiếng Anh là điểm mạnh thì bạn sẽ có ưu thế lớn nhất để nắm bắt được cơ hội.
    Sáu lời khuyên học tiếng Anh cho tân sinh viên
    Sáu lời khuyên học tiếng Anh cho tân sinh viên
    Liên hệ
    138

    • <<
    • <
    • 1
    • >
    • >>

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm